【Nhật ký cách ly】Thái độ quyết định cuộc sống (Phần 2)


Giới thiệu series: Việt Nam là quốc gia có biên giới giáp với Trung Quốc, nhưng từ khi Covid-19 xuất hiện và lan rộng mạnh mẽ thì Việt Nam vẫn luôn kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, để có được điều đó là bởi nhiều quyết định và chính sách đúng đắn của chính phủ Việt Nam, trong đó có việc cách ly tập trung. Và, mời quý vị độc giả cùng Hello Vietnam tìm hiểu, cuộc sống 14 ngày cách ly tập trung là như thế nào nhé!

Thông tin tác giả: Lynn là một cô gái đang theo học khóa tiếng Anh tại Philippines, do tình hình dịch bùng phát và trường học tạm dừng khóa học nên sau cùng, Lynn đã quyết định trở về quê hương - Việt Nam.

Nếu bạn đối xử với nơi cách ly như là nhà, nơi đó sẽ trở thành nhà.

Chỉ những ai từng rơi vào hoặc suýt rơi vào tình cảnh “trở đi mắc núi, trở lại mắc sông” như mình thì mới hiểu “được đi cách ly” có ý nghĩa như thế nào. Thời điểm chuẩn bị đến giờ ra sân bay từ Cebu đi Singapore để transit trước khi về Hà Nội, mình cực kì lo lắng vì có quá nhiều thông tin chuyến bay bị huỷ. Và nếu mình rơi vào trường hợp tương tự, lang thang sân bay Changi không phải nửa ngày hay một ngày mà có thể đến vài ngày; không chỗ ngủ tử tế, không bữa ăn đầy đủ bởi một trong những sân bay lớn nhất và tiện nghi nhất thế giới cũng phải đóng bớt những cửa hàng của mình vì tình hình dịch bệnh. Nhưng đó không phải vấn đề đáng sợ nhất. Hãy nghĩ đến hàng trăm con người đến từ những đất nước khác nhau mà bạn tiếp xúc trong mấy ngày vạ vật đó, và rất có thể một trong số họ mang mầm bệnh... Nếu chữa trị ở Sing, số tiền viện phí cũng là một bài toán không hề dễ giải. Và nếu bạn mắc kẹt ở Anh, Mỹ, Canada, Úc... hay bất kì một đất nước nào khác, việc tương tự cũng sẽ xảy ra. Vì thế, “được về cách ly” ở Việt Nam là một câu chuyện hạnh phúc, không nên bị bóp méo bởi những tiểu tiết kiểu như “chỗ ở không sạch”, “cơm ăn không ngon”... từ một vài người thiếu ý thức. Bởi lẽ, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn không quay về.

11h20 chúng tôi hạ cánh ở Cần Thơ, sau khi làm xong thủ tục nhập cảnh, mình và mọi người lên xe về những điểm cách ly khác nhau. Mình về ký túc xá trường Trung cấp Luật Vị Thanh, Hậu Giang, cách sân bay Cần Thơ khoảng 48km. Do chưa được phép bước ra khỏi tòa nhà cho đến khi có kết quả xét nghiệm nên ấn tượng của mình về khu ký túc xá này mới chỉ gói gọn ở căn phòng mình ở. Mỗi căn kí túc xá tầm 30m2 đã bao gồm công trình phụ khép kín, có 3 chiếc giường tầng dành trọn cho 3 người cách ly, riêng phòng mình chỉ có hai người. Cảm xúc đầu tiên của mình và chị cùng phòng là quá tuyệt vời, điều kiện cách ly vô cùng tốt. Nếu phải so với những căn phòng tiện nghi hơn nhưng 6-10 người ở chung thì mình hoàn toàn hài lòng với nơi này, bất chấp một vài hạn chế khách quan như nhiều muỗi hay tạm không có wifi. 

Không hiểu sao mình không thấy phiền khi nhìn thấy chiếc hố xí xổm hay sự thiếu vắng của một vài vật dụng cần thiết khác nhưng lại bị cảm động vì chai xịt bồn cầu và chiếc chổi cọ mới toanh. Là đơn vị tổ chức cách ly đã quan tâm chúng mình từ những thứ nhỏ nhặt nhưng thiết thực nhất, cùng với bàn chải, kem đánh răng, cốc nước, bột giặt, xà bông tắm, màn, gối và chăn. Vậy thì những thứ còn lại, chúng mình sẽ cùng nhau biến ngôi nhà tạm thời trong 14 ngày này trở nên tiện nghi và đáng sống hơn.

Màn mới tinh, còn không có dấu vết chiếc móc mà chủ nhân cũ để lại, mấy chị em mình chia nhau từng đoạn dây gai mình mang theo để mắc nó lên. Có mấy chiếc chổi, hốt rác và cây lau nhà, các phòng lần lượt lau dọn, đến giờ có muốn nằm lăn ra đất cũng chẳng phải lo nghĩ. Chậu giặt mấy phòng dùng chung một cái, lúc nào phòng chị giặt thì phòng em nghe nhạc, lúc nào phòng em giặt thì phòng chị ngủ, có thế thôi, làm sao phải hằn học?

Dù mới chỉ một ngày thôi, nơi này cũng có hơi người hơn. Nắng và gió thốc vào làm căn phòng bừng sáng, những vệt nước do cây lau nhà để lại sớm bốc hơi, đàn muỗi lởn vởn hôm qua cũng tản đi mất. Căn phòng đơn giản nhưng sạch sẽ này sẽ là “nhà” của mình trong 14 ngày tới.

Nơi này không tiện nghi nhưng mình và nhiều người rất yêu nó. Vì trong khi tình hình hỗn loạn, có nhà nhưng chưa thể về, chỉ có nơi này tiếp nhận mình, cho mình chỗ ngủ, cho mình bữa ăn và được kiểm tra y tế, vậy còn phải đòi hỏi gì nữa? Giống như khi xưa học văn vậy, điều đầu tiên học sinh cần quan tâm không phải cố viết cho hay mà phải viết đúng đề bài. Hay đến mấy mà lạc đề cũng là công cốc. So sánh với chuyện này thì đâu có gì khác biệt? Khu cách ly không phải khách sạn. Điều bạn cần quan tâm là mình đã được theo dõi y tế chưa, kết quả là thế nào, mình cần làm gì để chủ động bảo vệ bản thân (đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, không trốn ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với người khác trong chính khu cách ly...) chứ không phải so đo ăn với ở. Vài bạn vin vào cái cớ “chỉ nói sự thật”, phân tích hay ho và nhiều dẫn chứng hùng hồn lắm, nhưng rất tiếc, bài văn này, bạn lạc đề rồi.

Nếu bạn đối xử với nơi cách ly như là nhà, nơi đó mới trở thành nhà.

Trở về

You May Also Like

【Nhật ký cách ly】Đường trở về (Phần 1)

【Nhật ký cách ly】Đường trở về (Phần 1)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 3)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 3)

Về Quảng Nam – Vùng đất non nước hữu tình

Về Quảng Nam – Vùng đất non nước hữu tình

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 2)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 2)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 1)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 1)

Đường Đua F1 tại Hà Nội sẽ “ độc đáo” nhất thế giới

Đường Đua F1 tại Hà Nội sẽ “ độc đáo” nhất thế giới

Biến bãi rác thành điểm đến nghệ thuật

Biến bãi rác thành điểm đến nghệ thuật

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA và tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA và tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Điều gì khiến hashtag "Apologize to Vietnam" dậy sóng?

Điều gì khiến hashtag "Apologize to Vietnam" dậy sóng?

Đám cưới Việt xưa và nay

Đám cưới Việt xưa và nay

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

Đêm Hà Nội

Đêm Hà Nội

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3:  Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3: Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

Hà Nội - 12 mùa hoa

Hà Nội - 12 mùa hoa

Phạm Thị Thái Hà: Nữ vương giàn giáo kiên cường và hiền lành

Phạm Thị Thái Hà: Nữ vương giàn giáo kiên cường và hiền lành

Phú Yên - mảnh đất bước ra từ cổ tích

Phú Yên - mảnh đất bước ra từ cổ tích

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

Về nhà đi con - Bộ phim quốc dân Việt Nam

Về nhà đi con - Bộ phim quốc dân Việt Nam

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội  -  Kì 1: Đến là đúng rồi!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 1: Đến là đúng rồi!

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Mỹ vị miền Trung - Thiên đường ẩm thực Việt

Mỹ vị miền Trung - Thiên đường ẩm thực Việt

Có thể ăn thịt chó hay không?

Có thể ăn thịt chó hay không?

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Người Hà Nội

Người Hà Nội

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới