Cải lương


LỜI MỞ ĐẦU

Cải cách hát ca, theo tiến bộ,

Lương truyền tuồng tích, sánh văn minh.

Cải lương – loại hình nghệ thuật của miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung rất được nhiều người yêu mến trong trăm năm qua. Rất nhiều những thế hệ nghệ nhân, nghệ sỹ đã giữ gìn và phát huy bộ môn nghệ thuật này để làm giàu cho bản sắc văn hóa dân tộc, cũng như thông qua những bài ca vọng cổ, những vở tuồng cải lươngđể giáo dục cho con cháu lịch sử nước nhà, hay đạo đức làm người. Với khoảng một trăm năm hình thành và phát triển thì ở giai đoạn hiện nay, loại hình nghệ thuật văn hóa này của dân tộc đã không còn được ưa chuộng bởi tầng lớp khán giả trẻ như thời kỳ hoàng kim. Vì thế, những người tâm huyết đối với bộ môn nghệ thuật này, họ luôn cố gắng để giữ gìn và bảo tồn nét nghệ thuật truyền thống mà tiền nhân để lại, nhằm lưu giữ một nét đẹp văn hóa của nước nhà.

Năm 2018 đánh dấu tròn một trăm năm loại hình nghệ thuật sân khấu cải lương hình thành và phát triển, cũng như với sự yêu mến dành cho bộ môn nghệ thuật của này của nước nhà, để cải lương không chỉ có một lần kỷ niệm trăm năm mà sẽ còn những lần sau nữa. Bài tiểu luận cuối kỳ này xin dành để viết đôi dòng về cải lương với chủ đề: “Cải lương – 100 năm hình thành, phát triển và bảo tồn” để sơ lược một nét văn hóa ra đời trên mảnh đất Việt Nam suốt một thế kỷ qua.

I/ Sự hình thành cải lương ở đất Nam bộ.

Người Việt Nam hẳn ai cũng đều biết Huế là nơi sản sinh ra nghệ thuật Nhã nhạc cung đình để phục vụ cho vua quan triều Nguyễn và người dân đất thành kinh. Sau khi triều đình nhà Nguyễn ký thỏa ước với thực dân Pháp, nhiều người con xứ Huế đã rời bỏ quê hương để lưu dân vào phương Nam tìm cuộc sống mới, trong đó có cả những nhạc sư cung đình. Ở vùng đất phương Nam này, những con người ấy với nỗi nhớ xóm làng và quê hương là điều không sao tránh khỏi, nên họ dùng những bài bản, lời ca của Nhã nhạc cung đình cất lên cho vơi nỗi nhớ quê hương, cũng như trấn an nỗi sợ thú dữ giữa chốn rừng thiêng nước độc đất nam bộ ở thời kỳ ấy. Dòng nhạc bác học của cung đình, phối hợp với dân ca Nam bộ một cách có hệ thống và thẩm mỹ hình thành nên loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử ở Nam bộ.

Đờn ca tài tử - loại hình nghệ thuật được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2013 – là loại hình nghệ thuật kết hợp giữa đờn và ca của những con người bình dân, của những nam nữ thanh niên ở miền Tây Nam bộ sau những giờ lao động mệt nhọc. Các bài bản trong đờn ca tài tử được cải biên liên tục từ 72 bài nhạc cổ, và đặc biệt là từ 20 bài nhạc Tổ, gồm: 6 bài Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng), 7 bài hạ (dùng tế lễ, có tính trang nghiêm), 3 bài Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thoát) và 4 bài Oán (diễn tả sự đau buồn, chia ly). Nhạc cụ là phần không thể thiếu trong đờn ca tài tử. Nhạc cụ được sử dụng bao gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn cò, đàn tam, sáo, tiêu và song loan (song lang). Về sau còn có thêm guitar phím lõm. Những giai điệu của lời ca và tiếng đờn thường được trình diễn trong những lễ hội, đám giỗ, ma chay, cưới xin, khoảng thời gian sau ngày những ngày  mùa thu hoạch hay những dịp đặc biệt khác. Bên cạnh đó, nó còn có thể được cất lên dưới những bóng cây, con thuyền hay những đêm trăng sáng...Với đờn ca tài tử, các thầy đờn sẽ được ngồi trên một tấm chiếu hoặc trên một bộ ván gõ, còn người nghệ nhân đờn ca tài tử sẽ ngồi hoặc đứng hát cạnh các thầy đờn.

Sau quãng thời gian hình thành loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử, trong một lần biểu diễn ở Mỹ Tho có ông Phó Mười Hai, ông được nghe cô Ba Đắc ca bài Tứ Đại, như bài bài “Bùi Kiệm trêu Nguyệt Nga” với một giọng gần như đối đáp, không có ra bộ. Sau này về Vĩnh Long, ông cho người đứng trên bộ ván ngựa và “ca ra bộ”. Ca ra bộ hình thành khoảng năm 1915 – 1916.

Năm 1918, theo dòng chảy lịch sử của thế giới với cách tiếp cận dòng kịch nghệ phương Tây trong lối hát ca ra bộ, ông Năm Tú (tên thật là Châu Văn Tú) đã sắm thêm cảnh trí, phục trang, và nhờ ông Trương Duy Toản soạn tuồng Pháp Việt nhứt gia (tức Gia Long tẩu quốc) đánh dấu sự ra đời của loại hình nghệ thuật cải lương ở Việt Nam. Năm 1919, bài hát Dạ cổ hoài lang của nhạc sỹ Cao Văn Lầu ra đời đánh dấu mốc sự kiện quan trọng của lịch sử cải lương. Từ bài ca hai nhịp, sau đó được các thế hệ phát triển lên bốn nhịp, rồi tám nhịp mà thành bài ca vọng cổ 32 nhịp như ngày nay. Vọng cổ được xem là “bài ca vua” trong loại hình nghệ thuật sân khấu cải lương. Ba năm sau đó, tuồng Trang Tử thử vợ và tuồng Kim Vân Kiều diễn tại rạp Mỹ Tho, sau đó được lên trình diễn ở các rạp của Sài Gòn – Gia Định. Khi này, có thể nói, cải lương đã hình thành thật sự.

II/ Thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật sân khấu cải lương.

Từ cái nôi hình thành là ở đất miền Tây nam bộ, các đoàn cải lương bắt đầu việc đi diễn ở các nơi, trong đó phải kể đến một nơi quan trọng là đất Sài Gòn. Sài Gòn ở giai đoạn thập niên 40 – 50 là chốn phồn hoa đô hội, là nơi tập trung bộ máy chính quyền cai trị của Pháp, dân cư tập trung đông đúc, vì thế cải lương – vốn gần gũi với con người miền Nam – dễ dàng được cư dân ở đây yêu thương và đón nhận. Và chính tại vùng đất này là chứng nhân sự phát triển, chứng kiến một giai đoạn huy hoàng của nghệ thuật sân khấu cải lương.

Nếu như người Sài Gòn nói riêng và người miền Nam nói chung khó tiếp thu và cảm nhận được cái hay, nét đẹp các loại hình sân khấu ở miền Bắc như tuồng, chèo…thì cải lương được ra đời ở Nam bộ vừa gần gũi, vừa sang trọng đã dễ dàng được ưa chuộng và đón nhận không chỉ ở khắp các tỉnh Nam kỳ mà về sau này còn lan tỏa ra khắp mọi miền của đất nước.

Khoảng hai thập kỷ sau khi hình thành, sân khấu cải lương đã có những định hình và phát triển nhất định. Các tuồng tích cải lương bắt đầu được ra đời nhiều hơn, đó có thể là các tuồng cải lương hồ quảng với nguồn gốc lịch sử là ở Trung Hoa (Phụng Nghi Đình), hay từ lịch sử Việt Nam (Tiếng trống Mê Linh) hoặc dựa trên tiểu thuyết (Lan và Điệp). Các nghệ sỹ thời kỳ này vừa trình diễn, vừa tìm tòi học hỏi và khổ luyện, tiếp thu những tinh hoa, những cái hay cái đẹp của các bộ môn nghệ thuật khác. Thời kỳ này cũng chứng kiến một thế hệ soạn giả cải lương với kiến thức Tây học và Hán học, cùng với những nền tảng làm nghề đầy tâm huyết xuất hiện như soạn giả Trần Hữu Trang, soạn giả Nguyễn Thành Châu, soạn giả Lê Hoài Nở, soạn giả Huỳnh Thủ Trung.

Cùng với lực lượng soạn giả tận tâm với nghề, thế hệ nghệ sỹ cải lương thời kỳ này đón nhận những tên tuổi mà tận ngày nay được xem như là những “Tổ nghề” với sự gọi tên hết lòng trân trọng như Năm Phỉ, Phùng Há, Bảy Nam, Tư Hélène

Năm Châu, Tư Thanh Tùng, Sáu Ngọc Sương, Út Trà Ôn, Năm Nghĩa… Với thanh sắc trời phú, cùng với tài nghệ được chui rèn, các vai diễn cùng với những bài ca vọng cổ qua sự trình diễn của các bậc nghệ sỹ tiền bối lão thành đã trở nên bất hủ và kinh điển đối với giới mộ điệu như cố nghệ sỹ nhân dân Phùng Há vai Lữ Bố trong vở cải lương Phụng Nghi Đình, Năm Phỉ với vai Lan trong vở Lan và Điệp, hay cố nghệ sỹ nhân dân Bảy Nam vai người mẹ trong tuồng Lá sầu riêng…

Theo các chuyên gia của sân khấu cải lương, thời kỳ hưng thịnh của loại hình nghệ thuật sân khấu này bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ trước và kéo dài cho đến tận những năm 2000, trong đó, giai đoạn cực thịnh nhất phải nhắc đến đó là nhưng năm 50 – 70 khi mà nhiều vở tuồng cải lương được ra mắt ở trong giai đoạn này đã trở nên kinh điển, cũng như các nghệ sỹ người nào cũng có chất giọng riêng, lối trình diễn khó nhầm lẫn.

Về thế hệ nghệ sỹ cải lương, khán giả đón nhận những tên tuổi lớn như Hữu Phước, Thanh Hương, Út Bạch Lan. Theo một bài báo viết về ba nghệ sỹ: “họ hô phong hoán vũ chốn kịch trường, dĩa nhựa, đài phát thanh, đến báo chí tốn hao bao nhiêu giấy mực, công chúng bàn tán xôn xao”. Theo sau ba tên tuổi lớn này, một thế hệ khác với cách ca hay, trình diễn tốt mang những nét đặc trưng riêng có của mình phải kể đến như: Thanh Nga, Ngọc Giàu, Phượng Liên, Diệu Hiền, Thanh Nguyệt, Hồng Nga, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Thanh Kim Huệ, Hùng Minh, Diệp Lang, Phương Quang, Thành Được, Hùng Cường, Thanh Sang, Minh Cảnh, Minh Phụng, Minh Vương, Đức Lợi, Thanh Điền, Thanh Tuấn, Chí Tâm, Hoài Thanh… Mỗi nghệ sỹ may mắn có một giọng ca trời ban mang nét riêng biệt, cách xử lý nhân vật, bài ca cùng với lối trình diễn tinh tế…đã ghi nên những dấu ấn sâu đậm riêng của mình trong lòng công chúng người hâm mộ.

Về những vở cải lương ra đời trong giai đoạn này, tiêu biểu phải kể đến đó là: Áo vũ cơ hàn (Minh Phụng, Minh Vương, Mỹ Châu), đường gươm Nguyên Bá (Minh Vương, Thanh Kim Huệ, Thanh Tuấn), anh hùng xạ điêu (Thành Được, Kim Ngọc, Tấn Tài, Ngọc Giàu), áo cưới trước cổng chùa (Hữu Phước, Thanh Hương), Bạch Diên Tôn Các (Thành Được, Mỹ Châu, Phương Liên), bên cầu dệt lụa (Thanh Sang, Thanh Nga), bông hồng cài áo (Thành Được, Thanh Nga), bụi mờ ải nhạn (Tấn Tài, Út Bạch Lan, Ngọc Giàu), chuyện tình An Lộc Sơn (Tấn Tài, Thanh Nga), con gái chị Hằng (Út Bạch Lan, Thanh Nga), đêm lạnh chùa hoang (Minh Vương, Lệ Thủy, Minh Cảnh, Phượng Liên), đoạn tuyệt (Thành Được, Thanh Nga), tiếng trống Mê Linh (Thanh Sang, Thanh Nga), đôi mắt người xưa (Hữu Phước, Ngọc Giàu, Thanh Nga), gánh cỏ sông Hàn (Hoài Thanh, Ngọc Hương, Phượng Liên), giọt máu chung tình (Hùng Cường, Bạch Tuyết)…

Với những vở tuồng cải lương ra đời trong thời kỳ này, khán giả có thể ba trường phái riêng biệt:

  • Các vở cải lương mượn điển tích từ nước ngoài (Trung Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản…): đây có thể được xem là sự mới lạ, màu sắc cho những khán giả, những người yêu mến nghệ thuật cải lương.
  • Các vở tuồng lịch sử Việt Nam (Thái hậu Dương Vân Nga, tiếng trống Mê Linh…): đề cao lòng yêu nước, tinh thần dân tộc Việt Nam bởi vì ngay khi ở thời điểm đó, đất nước còn phải chịu nhiều đau thương về chiến tranh.
  • Các điển tích và vở tuồng xã hội (bên cầu dệt lụa, con gái chị Hằng…): đề cao đạo đức, chữ nhân lễ nghĩa trí tín ở đời.

Cùng với sự diễn xuất tài hoa của các bậc nghệ sỹ, cũng như việc có những kịch bản hay, ca từ trau chuốt, bố cục chặt chẽ, nội dung đậm tính nhân văn…, những vở cải lương ra đời ở thời kỳ này đã trở thành kinh điển, làm giàu cho kho tang nghệ thuật truyền thống cải lương miền Nam, lưu truyền cho đến tận ngày nay.

Những năm sau khi giải phóng, thống nhất đất nước, cải lương vẫn giữ vị thế thống trị độc tôn trong các loại hình trình diễn, giải trí cho những người dân Sài thành nói riêng và Nam bộ nói chung. Cuộc sống của những người nghệ sỹ cải lương thật sự giàu có và sung túc. Các sân khấu luôn sáng đèn hằng đêm với những vở diễn cùng với lương khan giả đầy ắp đến xem và ủng hộ. Các nghệ sỹ tài danh thời bấy giờ được hâm mộ cũng vẫn là những tên tuổi được trưởng thành trước năm 1975 như: Thanh Nga, Minh Vương, Lệ Thủy, Bạch Tuyết… Các đoàn, gánh hát cải lương ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức cải lương của mọi tầng lớp khán thính gỉả, cũng như đào tạo ra một lớp nghệ sỹ kế thừa bộ ôn nghệ thuật truyền thống này.

Những năm cuối thập niên 80 đầu 90, loại hình sân khấu cải lương bắt đầu phải san sẻ lượng khán giả với phim ảnh Hồng Kông, Đài Loan. Tuy nhiên, thế hê nghệ sỹ tài năng kế thừa cũng đủ sức lôi kéo khán gỉa đến xem họ trình diễn. Thế hệ nghệ sỹ tài năng được đào tạo và tỏa sáng trong thời kỳ này có thể kể đến như: Vũ Linh, Tài Linh, Phương Hồng Thủy, Ngọc Huyền, Thanh Hằng, Thoại Mỹ…Lớp nghệ sỹ tiếp tuc khẳng định tài năng ca hát và diễn xuất của mình để khẳng định vị trí của họ trong lòng công chúng. Bên cạnh việc trình diễn những vở cải lương trên các sân khấu; ải lương nguyên tuồng, trích đoan cùng những bài ca vọng cổ lẻ cũng được quay hình và phát hành dưới dạng băng từ video, song song với phim bộ Hồng Kông.

Nhìn chung, sân khấu cải lương sau này sau năm 1975 vẫn được công chúng ủng hộ và đón nhận, kéo dài mãi đến tận những năm 2000, thời điểm khi các loại hình nghệ thuật trình diễn sân khấu khác được công chúng bắt đầu quan tâm, mà điển hình là tân nhạc và hài kịch.

III/ Giai đoạn bảo tồn cho loại hình sân khấu cải lương.

Vị thế của cải lương trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây khiến không ít người làm nghề và tâm huyết phải trăn trở. Việc mất dần vị thế vốn xứng đáng được có của cải lương khiến người ta không khỏi xốn xang và tiếc nuối. Đi cùng với thời gian, chứng kiến những lần thay đổi vận mệnh của đất nước và dân tộc, vậy mà giờ đây, trong thời bình với nhịp sống hối hả và hiện đại, vì nhiều lý do cả về chủ quan và khách quan, chúng ta đang dần bỏ lại phía sau một loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc, để chạy theo các loại hình giải trí văn minh và thời thương khác.

Dưới góc độ của một người bàng quan, xin được nêu ra vài nguyên nhân đã khiến cải lương không còn nhiều sức hấp dẫn ở thời điểm hiện tại:

  • Kịch bản cải lương không còn đặc sắc như những vở tuồng ở thời kỳ hoàng kim. Đã có rất nhiều vở tuồng cải lương ra đời và trở thành kinh điển trong kho tàng nghệ thuật này cũng như trong lòng người hâm mộ thời điểm ấy. Nhưng vài năm trở lại đây, người ta đã không còn thấy một vở tuồng cải lương đặc sắc, hấp dẫn và lôi cuốn có thể ghi dấu ấn đặc biệt trong lòng công chúng. Vẫn có những vở tuồng phản ánh hiện trạng xã hội, đưa vào những triết lý nhân văn, giá trị đạo đức để giáo dục con người, nhưng có lẽ, nhịp điệu và tình tiết chưa bắt kịp nhanh với tốc độ mà người ta mong đợi. các vở tuồng cải lương hồ quảng, cổ trang ra đời nhằm mục đích giới thiệu nét văn hóa, hướng tới việc giáo dục lịch sử cũng không có nhiều.
  • Việc cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật sân khấu khác dường như cũng khiến cải lương “đuối sức” trên đường đua. Khán giả tìm đến các sân khấu ca nhạc, rạp phim, sân khấu hài kịch để tìm thư giãn sau những giờ làm việc mết nhọc, hơn là tìm đến cải lương. Điều này có thể lý giải: cải lương phần lớn với tình tiết không được vui tươi, mang màu sắc ảm đạm, hoài cổ, y phục cổ trang không thực tế trong giai đoạn hiện nay…đã không thể làm thỏa lòng đại bộ phận tần lớp khán giả hiện nay là lớp trẻ.
  • Thế hệ nghệ sỹ kế thừa chưa đủ sức gánh vác và tạo dấu ấn như những thế hệ nghệ sỹ tiền bối, anh chị của thế hệ trước. Khán giả đã từng chứng kiến những giọng ca, tài năng diễn xuất để đời mang đậm nét riêng như: Thanh Nga, Thanh Sang, Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Minh Vương, Mỹ Châu, Tấn Tài…cho đến thế hệ nghệ sỹ tiếp nối như Vũ Linh, Tài Linh, Ngọc Huyền, Kim Tử Long, Thanh Thanh Tâm, Phương Hồng Thủy…Đầu những năm 2000, cùng với việc xuất hiện do hạn chế về tuổi tác của các kép cải lương, cũng như hàng loạt cô đào chánh tên tuổi trụ cột trong lĩnh vực này định cư ở nước ngoài, khán giả đã khó có thể tìm thấy một lớp nghệ sỹ tiếp nối đủ sức kéo dài thời kỳ hoàng kim của cải lương sau thế hệ Thanh Ngân, Thoại Mỹ…Đó không hẳn là lỗi của những nghệ sỹ trẻ. Họ vẫn là những người có tài năng, thanh sắc, nhưng vì nhiều lý do như không có một kịch bản cải lương hay, một vai diễn đặc sắc để thể hiện, tạo bước đột phá trong sự nghiệp của mình để ghi lại dấu ấn trong lòng khán giả.

Vậy, giải pháp nào để bảo tồn loại hình cải lương và phát triển bộ môn nghệ thuật của dân tộc này trong tương lai? Câu hỏi này xin được dành lại cho cơ quan chức năng, những người tâm huyết và các bậc nghệ sỹ làm nghề. Còn dưới góc độ của một người khán giả với mong muốn cải lương không bị lãng quên chỉ muốn rằng:

  • Cải lương sẽ có những kịch bản hay, những sân khấu hằng đêm sáng đèn, nghệ sỹ có những vai diễn tốt để tạo bước đột phá trong sự nghiệp cũng như để không phụ lòng những người hâm mộ loại hình nghệ thuật truyền thống này.
  • Tầng lớp khán giả đừng quay lưng với loại hình giải trí nhưng mang đậm nét văn hóa riêng này của Việt Nam. Cuộc sống văn minh hối hả ngày nay khiến mọi người tất bật cuốn theo nhịp sống hơi thở hiện đại, thì đôi khi những người trẻ nên sống chậm lại một chút, nghĩ sâu hơn một chút để nhìn lại những giá trị văn hóa mà ông cha ta đã xây dựng và gìn giữ, lắng lòng nghe một câu vọng cổ, thưởng thức một vở tuồng cải lương để cảm nhận những nét đẹp truyền thống của ông cha ta trong ngày tết hoặc một dịp đặc biệt…Đó cũng là một cách để thế hệ trẻ ngày nay bảo tồn loại hình văn hóa nghệ thuật này.

LỜI KẾT

Cải lương – cái tên của một loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống đậm đà bản sắc Việt của ông cha đã đi qua trăm tuổi. Một thế kỷ tròn, chứng kiến sự hình thành và phát triền của loại hình sân khấu này từ buổi hồng hoang sơ khai, đến thời kỳ phát triển cực thịnh trong hoàn cảnh đất nước còn chịu nhiều đau thương bởi chiến tranh, để khi nhân loại bước vào thế kỷ 21, cải lương đòi hỏi các cấp lãnh đạo, chính quyền những con người tâm huyết với bộ môn nghệ thuật này, các bậc nghệ sỹ, cho đến tầng lớp khán thính giả phải cùng chung tay để giữ gìn và bảo tồn nó. Để cải lương không bị mai một như các loại hình truyền thống văn hóa sân khấu khác ở Việt Nam. Cũng như để khi chúng ta gọi lên hai tiếng “cải lương”, mọi người sẽ nhớ đến ngay một nét đẹp văn hóa được khai sinh, hình thành trên chính mảnh đất hình chữ S mà tự hào và giới thiệu với bạn bè quốc tế năm châu là một di sản của dân tộc ta.

Từ thâm tâm, mong Cải lương sẽ sớm bước qua thời kỳ khó khăn hiện tại để cùng phát triển với đất nước và con người Việt, để loại hình sân khấu văn hóa truyền thống này của dân tộc không chỉ có một lần kỷ niệm là trăm năm.

Trở về

You May Also Like

[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 2)

[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 2)

Cafe Việt - Dư vị của cuộc sống và xúc cảm

Cafe Việt - Dư vị của cuộc sống và xúc cảm

Putaleng - Dấu chân của kẻ lữ hành

Putaleng - Dấu chân của kẻ lữ hành

[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 1)

[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 1)

【Nhật ký cách ly】Cuộc sống "sâu gạo" ở khu cách ly (Phần 3)

【Nhật ký cách ly】Cuộc sống "sâu gạo" ở khu cách ly (Phần 3)

[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 1)

[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 1)

【Nhật ký cách ly】Thái độ quyết định cuộc sống (Phần 2)

【Nhật ký cách ly】Thái độ quyết định cuộc sống (Phần 2)

【Nhật ký cách ly】Đường trở về (Phần 1)

【Nhật ký cách ly】Đường trở về (Phần 1)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 3)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 3)

Về Quảng Nam – Vùng đất non nước hữu tình

Về Quảng Nam – Vùng đất non nước hữu tình

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 2)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 2)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 1)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 1)

Đường Đua F1 tại Hà Nội sẽ “ độc đáo” nhất thế giới

Đường Đua F1 tại Hà Nội sẽ “ độc đáo” nhất thế giới

Biến bãi rác thành điểm đến nghệ thuật

Biến bãi rác thành điểm đến nghệ thuật

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA và tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA và tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Điều gì khiến hashtag "Apologize to Vietnam" dậy sóng?

Điều gì khiến hashtag "Apologize to Vietnam" dậy sóng?

Đám cưới Việt xưa và nay

Đám cưới Việt xưa và nay

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

Đêm Hà Nội

Đêm Hà Nội

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3:  Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3: Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

Hà Nội - 12 mùa hoa

Hà Nội - 12 mùa hoa

Phạm Thị Thái Hà: Nữ vương giàn giáo kiên cường và hiền lành

Phạm Thị Thái Hà: Nữ vương giàn giáo kiên cường và hiền lành

Phú Yên - mảnh đất bước ra từ cổ tích

Phú Yên - mảnh đất bước ra từ cổ tích

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

Về nhà đi con - Bộ phim quốc dân Việt Nam

Về nhà đi con - Bộ phim quốc dân Việt Nam

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội  -  Kì 1: Đến là đúng rồi!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 1: Đến là đúng rồi!

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Mỹ vị miền Trung - Thiên đường ẩm thực Việt

Mỹ vị miền Trung - Thiên đường ẩm thực Việt

Có thể ăn thịt chó hay không?

Có thể ăn thịt chó hay không?

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Người Hà Nội

Người Hà Nội

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới