[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 1)


Phạm Xuân Ẩn - Tướng tình báo chiến lược

Phạm Xuân Ẩn là tướng tình báo quân đội Việt Nam với các biệt danh là X6, Trần Văn Trung hay Hai Trung. Ông từng là nhà báo, phóng viên cho nhiều tạp chí như Reuters, tạp chí TIME, New York Herald Tribune, The Christian Science Monitor...

Phạm Xuân Ẩn sinh ra trong một gia đình viên chức cấp cao của chính quyền thuộc địa Pháp tại xã Bình Trước, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Năm 1945, ông tham gia Cách mạng tháng Tám. Năm 1957, Phạm Xuân Ẩn qua Mỹ học ngành báo chí tại quận Cam, California. Từ khi trở về nước, dưới tư cách là phóng viên cho các tạp chí nổi tiếng của Mỹ, ông đã xây dựng mạng lưới quan hệ, thông tin nhằm cung cấp những tài liệu đắt giá cho Miền Bắc Việt Nam.

Để miêu tả về Phạm Xuân Ẩn không từ gì mô tả rõ ràng hơn chính cái tên của ông “Ẩn”. Phạm Xuân Ẩn nổi tiếng không chỉ vì là ông được mệnh danh là một “Điệp Viên Hoàn Hảo” khi chưa từng bị bại lộ thân phận trong chiến tranh mà còn vì những đóng góp to lớn của ông cho sự thống nhất của Việt Nam. Những phân tích, thông tin của Phạm Xuân Ẩn có giá trị đến mức Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh giá: “Chúng ta đang ở trong phòng hành quân của Hoa Kỳ”. Những báo cáo tình báo của Phạm Xuân Ẩn có giá trị thay đổi cục diện chiến trường tương tự như những điều mà nhà tình báo vĩ đại Xô Viết Richard Sorge đã làm trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Phạm Xuân Ẩn chính là người đem đến thông tin hơn cả quý báu cho Miền Bắc vào năm 1974 đó là “Người Mỹ sẽ không quay lại Miền Nam Việt Nam”.

 Những chiến công khác của ông như báo cáo đánh giá về chiến lược chiến tranh đặc biệt và các tài liệu liên quan đến chiến tranh đặc biệt giúp Quân đội Giải phóng miền Nam đánh thắng chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ với tiêu biểu là trận Ấp Bắc. Trước đó, Quân Giải phóng miền Nam phải loay hoay, khó khăn với chiến lược “bắt dân, dồn ấp” của chính quyền miền Nam. Nhờ chiến thắng Ấp Bắc ông được trao tấm huân chương chiến công đầu tiên của mình. Sau thất bại của chiến lược Chiến tranh Đặc biệt, Mỹ quyết định đưa quân viễn chinh Mỹ và các nước đồng minh tham chiến trực tiếp tại Việt Nam. Nhờ những báo cáo tình báo kịp thời và chính xác của Phạm Xuân Ẩn mà một lần nữa người Mỹ cùng bộ máy chiến tranh của mình tại Miền Nam chịu thất bại cay đắng trong chiến lược Chiến tranh Cục bộ. Những báo cáo tình báo của ông Ẩn được đánh giá là một trong những chìa khóa để Tổng thống Mỹ Johnson phải ngồi vào bàn đàm phán Paris với kết quả là người Mỹ rút khỏi Việt Nam.

Tuy dành cả cuộc đời cho công cuộc đánh đuổi người Mỹ ra khỏi Việt Nam nhưng Phạm Xuân Ẩn có một tình yêu sâu đậm cho nước Mỹ. Ông Ẩn từng nói “Đảng dạy tôi những điều về hệ tư tưởng. Từ người Mỹ, tôi học được những điều quan trọng khác về nghề báo và phương pháp tư duy. Đó là điều tôi muốn con mình cũng học được như vậy. Tôi muốn con trai tôi có những người bạn là người Mỹ”. Con trai ông Phạm Xuân Hoàng Ân sau đó đã thực hiện ước nguyện của cha mình đến Mỹ theo học Báo Chí tại đây. Cho đến những lúc cuối đời ông Ẩn luôn mong muốn Việt Nam và Mỹ sẽ xích lại gần nhau hơn nữa trong một mối quan hệ tốt đẹp và phát triển lâu dài.

Lê Đức Thọ - Người Việt Nam đầu tiên được trao giải Nobel

Lê Đức Thọ, tên thật là Phan Đình Khải, quê quán tại xã Nam Vân, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông tham gia phong trào kháng Pháp từ trước năm 1945 và từng bị Chính quyền Thực dân Pháp bắt giam hai lần. Từ năm 1956 đến năm 1982, ông là Trưởng ban Tổ chức Trung Ương.

Năm 1968, khi vừa có mặt tại Miền Nam trong một thời gian ngắn với tư cách Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Lê Đức Thọ được điều động trở lại ra miền Bắc theo lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh để đảm nhận vai trò cố vấn cho đoàn đàm phán của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong đàm phán với chính quyền Mỹ. Tuy được phân công vai trò cố vấn nhưng thực tế Lê Đức Thọ là người chủ trì, đứng đầu trong hoạt động đàm phán của đoàn Việt Nam. Bác Hồ viết trong thư tay gửi ông Lê Đức Thọ có đoạn: “Anh Sáu (tức Lê Đức Thọ) nên về ngay để tham gia phái đoàn ta đi gặp đại biểu Mỹ”. Ông Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất Đảng Cộng Sản Việt Nam có dặn ông Lê Đức Thọ trước khi lên đường đến Paris đàm phán: “Anh sang bây giờ sẽ là tư lệnh ở mặt trận ngoại giao”. Điều này chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng cũng như sự đánh giá cao của Bác và Tổng Bí thư Lê Duẩn đối với ông Lê Đức Thọ trong việc chủ trì hoạt động đàm phán tại Paris nhằm chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.  

Cuộc đàm phán Paris kéo dài 5 năm từ năm 1968 đến năm 1972, có những thời điểm hết sức căng thẳng và khó khăn tưởng chừng như không thể tiếp tục được nữa. Bên cạnh đó hoạt động đàm phán yêu cầu sự linh hoạt vì gắn chặt với bối cảnh thực tế trên chiến trường Việt Nam. Năm 1972 khi không thể ép đoàn Việt Nam trên bàn đàm phán, Mỹ đã đưa máy bay B52 hiện đại nhất cùng lực lượng không quân khổng lồ của mình ồ ạt tấn công, rải thảm bom nhằm “đưa Hà Nội và miền Bắc Việt Nam về thời đồ đá”. Tuy nhiên với sự quyết tâm của đoàn đàm phán Việt Nam cùng với những thắng lợi trên chiến trường Việt Nam của quân đội ta. Ngày 27 tháng 1 năm 1973 Hiệp định Paris được ký kết tại Paris với việc quân đội Mỹ rời khỏi miền Nam Việt Nam. Lần đầu tiên sau hơn 100 năm người Pháp chiếm đóng nước ta, rồi sau đó người Mỹ đến thế chân người Pháp tại Việt Nam, trên toàn cõi Việt Nam đã sạch bóng các thế lực thực dân Phương Tây.

Chiến thắng của Việt Nam tại cuộc đàm phán Paris chứng tỏ tài năng ngoại giao và khả năng đàm phán tuyệt vời của Lê Đức Thọ. Điều đáng nói hơn nữa khi đối thủ trong cuộc đàm phán Paris của Lê Đức thọ là Kissinger một giáo sư tại Đại học Harvard lừng danh, một nhà ngoại giao lão luyện và đồng thời là cố vấn của Tổng thống Mỹ Nixon. Trong quá trình đàm phán Kissinger với kinh nghiệm của mình đã liên tục ra những đòn tâm lý đối với cá nhân Lê Đức Thọ và đoàn Việt Nam nhằm dành lợi thế tâm lý trong quá trình đàm phán. Các phiên họp riêng giữa ông Xuân Thủy, Lê Đức Thọ và Kissinger đều là những ngày làm việc dài, có ngày tới 13 tiếng, lấn sang cả đêm. Ông Lê Đức Thọ sinh năm 1911, khi ấy đã hơn 60 tuổi, nhiều hơn Kissinger gần một giáp. Cố vấn Mỹ vào đầu cuộc họp riêng thường đưa những chuyện dài lê thê, chiều tối mới đưa việc chính ra tranh cãi. Đó là lúc ông ta nghĩ rằng "ông già" Lê Đức Thọ đã mệt mỏi rồi, dễ ừ, dễ gật. Thế nhưng Lê Đức Thọ vẫn chứng tỏ khả năng và sự tập trung phi thường khiến Kissinger phải thốt lên: “Ông Thọ ở Paris đã mổ xẻ tôi bằng những con dao rất nhọn, với tay nghề của một nhà phẫu thuật. Có những lúc ông ấy nói hàng tiếng liền, tôi bảo tôi đã nghe nhiều lần thì ông Thọ bảo nghe nhiều lần nhưng chưa thuộc, tôi nói lại”.

Sau khi kết thúc đàm phán Paris, cả Kissinger và Lê Đức Thọ đều được trao tặng giải Nobel Hòa Bình vì những nỗ lực trên bàn đàm phán Paris nhằm đem đến hòa bình cho Việt Nam. Tuy nhiên ông Lê Đức thọ đã từ chối nhận giải với lý do hòa bình lúc đó vẫn chưa đến thực sự trên đất nước Việt Nam.

Với vai trò của mình trong cuộc đàm phán Paris dẫn đến chấm dứt chiến tranh Việt Nam, Lê Đức Thọ thực sự đã đóng góp hết sức quan trọng cho công cuộc thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam. Ông thực sự là một “người khổng lồ” của ngành ngoại giao Việt Nam.

Văn Tiến Dũng - Tướng chiến trường

Văn Tiến Dũng quê ở Bắc Từ Liêm - Hà Nội. Thở nhỏ, nhà ông nghèo, không ruộng đất, mẹ mất sớm, ông theo cha ra Hà Nội. Sau khi cha đột ngột qua đời năm, Văn Tiến Dũng đành phải bỏ học, ở nhà trợ giúp cho anh làm nghề thợ may. Sau đó ông tham gia cách mạng với nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam nhưng ông vẫn giữ vững tinh thần yêu nước và ý chí cách mạng. Có thời gian ông phải vào chùa giả danh nhà sư để tránh bị thực dân Pháp lùng bắt. Năm 1945, ông từng bị thực dân Pháp tử hình vắng mặt. Khi chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra với chiến thắng năm Điện Biên Phủ - 1954; dẫn đến Hiệp định hòa bình Geneve và lần đầu tiên một dân tộc thuộc địa có thể đánh thắng một cường quốc quân sự như nước Pháp, ông đóng góp quan trọng vào trận chiến này với vai trò là Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội Việt Nam.

Văn Tiến Dũng là tướng chiến trường trực tiếp chỉ huy các chiến dịch lớn trong chiến tranh Việt Nam như chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971) đánh bại ý đồ của người Mỹ trong việc ngăn chặn viện trợ của Miền Bắc cho lực lượng Giải phóng miền Nam, Chiến dịch Trị – Thiên (1972) tạo đòn bẩy lợi thế quan trọng cho Miền Bắc Việt Nam trong đàm phán Hiệp định Paris với Mỹ, Chiến dịch Tây Nguyên (1975) là bước đầu quan trọng trong việc khống chế toàn bộ khu vực miền Trung Tây Nguyên làm tan rã nghiêm trọng lực lượng Quân đội Miền Nam. Chính Văn Tiến Dũng là người đã thay đổi quyết định giành lấy vùng duyên hải Nam Trung Bộ làm cơ sở để tấn công sâu vào Miền Nam trong chiến dịch mùa Xuân năm 1975. Tháng 3 năm 1975, sau chiến thắng lịch sự của quân giải phóng tại Buôn Ma Thuột, Tổng thống chính quyền Miền Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu quyết định bỏ Tây Nguyên rút quân đội Miền Nam về giữ vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Theo kế hoạch ban đầu, Quân Giải phóng sẽ phát triển tiếp về hướng Nam, tấn công trực tiếp vào Sài Gòn. Tuy nhiên, với vai trò là tướng trực tiếp chỉ huy chiến trường, nhận thấy thời cơ chiến lược thuận lợi và khí thế quân đội miền Nam đang rệu rã không thể trụ vững tại duyên hải Nam Trung Bộ nên ông đã đề nghị Bộ Chính Trị cho phép thay đổi kế hoạch bạn đầu cho tiến công theo hướng duyên hải Nam Trung Bộ. Đúng như ông dự đoán, quân đội Miền Nam tuy đông như khí thế đi xuống đã không thể giữ vững khu vực này và bỏ chạy dù lực lượng quân đội miền Nam ở đây rất hùng hậu và chưa bị tổn thất gì. Quyết định quan trọng này của Văn Tiến Dũng đã đẩy cục diện miền Nam về thế hoàn toàn có hoàn toàn lợi cho quân giải phóng, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho chiến dịch cuối cùng - Chiến dịch Hồ Chí Minh thống nhất đất nước.

Tháng 4 năm 1975, ông giữ chức Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định (sau đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh) - chiến dịch cuối cùng giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. 11h 30 phút, ngày 30-04 năm 1975, ngọn cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu thời điểm thống nhất đất nước, non sông thu về một mối.

Trở về

You May Also Like

Cafe Việt - Dư vị của cuộc sống và xúc cảm

Cafe Việt - Dư vị của cuộc sống và xúc cảm

【Nhật ký cách ly】Cuộc sống "sâu gạo" ở khu cách ly (Phần 3)

【Nhật ký cách ly】Cuộc sống "sâu gạo" ở khu cách ly (Phần 3)

[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 1)

[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 1)

【Nhật ký cách ly】Thái độ quyết định cuộc sống (Phần 2)

【Nhật ký cách ly】Thái độ quyết định cuộc sống (Phần 2)

【Nhật ký cách ly】Đường trở về (Phần 1)

【Nhật ký cách ly】Đường trở về (Phần 1)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 3)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 3)

Về Quảng Nam – Vùng đất non nước hữu tình

Về Quảng Nam – Vùng đất non nước hữu tình

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 2)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 2)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 1)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 1)

Đường Đua F1 tại Hà Nội sẽ “ độc đáo” nhất thế giới

Đường Đua F1 tại Hà Nội sẽ “ độc đáo” nhất thế giới

Biến bãi rác thành điểm đến nghệ thuật

Biến bãi rác thành điểm đến nghệ thuật

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA và tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA và tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Điều gì khiến hashtag "Apologize to Vietnam" dậy sóng?

Điều gì khiến hashtag "Apologize to Vietnam" dậy sóng?

Đám cưới Việt xưa và nay

Đám cưới Việt xưa và nay

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

Đêm Hà Nội

Đêm Hà Nội

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3:  Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3: Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

Hà Nội - 12 mùa hoa

Hà Nội - 12 mùa hoa

Phạm Thị Thái Hà: Nữ vương giàn giáo kiên cường và hiền lành

Phạm Thị Thái Hà: Nữ vương giàn giáo kiên cường và hiền lành

Phú Yên - mảnh đất bước ra từ cổ tích

Phú Yên - mảnh đất bước ra từ cổ tích

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

Về nhà đi con - Bộ phim quốc dân Việt Nam

Về nhà đi con - Bộ phim quốc dân Việt Nam

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội  -  Kì 1: Đến là đúng rồi!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 1: Đến là đúng rồi!

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Mỹ vị miền Trung - Thiên đường ẩm thực Việt

Mỹ vị miền Trung - Thiên đường ẩm thực Việt

Có thể ăn thịt chó hay không?

Có thể ăn thịt chó hay không?

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Người Hà Nội

Người Hà Nội

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới