Vị thế của nữ doanh nhân trong nền kinh tế Việt Nam


Với 26,5% doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, Việt Nam đứng thứ hai ở Đông Nam Á và thứ 25 trên toàn cầu năm 2020 về tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp (theo Báo cáo Chỉ số Nữ doanh nhân Mastercard - MIWE). Trong đó, đa phần các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đóng góp 40% GDP, tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động.


Với một nửa dân số là phụ nữ và việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ làm tăng lợi ích kinh tế và xã hội, việc tạo ra nhiều doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ là một phần trọng tâm trong chương trình nghị sự của chính phủ Việt Nam trong thời gian vừa qua. Trong suốt hơn 3 thập kỷ vừa qua kể từ khi thực hiện đổi mới nền kinh tế, nữ doanh nhân đã và đang chứng minh vai trò của mình và vị thế của doanh nghiệp không chỉ là những trong nước mà còn vươn ra quốc tế góp phần làm tăng uy tín và vị thế của đất nước.


Những cái tên như Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan - nguyên Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng chính phủ. Với kiến thức kinh tế sâu và rộng, bà đã có có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của khu vực doanh nghiệp tư nhân và sự phát triển của doanh nhân nữ ở Việt Nam. Hay nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, tổng giám đốc Vietjet Air, người phụ nữ Việt Nam duy nhất lọt vào danh sách 100 người thay đổi kinh tế châu Á theo xếp hạng của Business Insider. Bà Thảo cũng là người phụ nữ Việt Nam duy nhất lọt vào danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất năm 2019 của Forbes.

Theo Business Insider, bà Nguyễn Thị Phương Thảo là người để “làm những điều khác biệt”, bà là người sáng lập hãng hàng không chi phí thấp Vietjet vào năm 2011 và đã từng bước xây dựng Vietjet dần lớn mạnh, trở thành hãng hàng không nổi tiếng trong khu vực. “Nữ tướng” Mai Kiều Liên, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của Vinamilk, người phụ nữ quyền lực với hơn 40 năm gắn bó với Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk, người đã dành hết sức lực, trí tuệ, và tài năng để cống hiến và phát triển công ty cũng như ngành sữa. Bà Mai Kiều Liên được tạp chí Forbes 4 lần liên tiếp vinh danh trong top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á. Cái tên Nguyễn Thị Mai Thanh, chủ tịch HĐQT Công ty cơ điện REE chắc chắn cũng không xa lạ với giới doanh nhân Việt Nam và khu vực và khiến nhiều người phải ngưỡng mộ. Bà đã giúp REE thoát khỏi cảnh khó khăn và trở thành công ty đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2000. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh được Tạp chí Forbes vinh danh và đứng thứ 28 trong danh sách 48 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á (ASIA Power Businesswomen) năm 2014. Và còn nhiều những cái tên nữ doanh nhân thành đạt và bản lĩnh khác nữa vẫn đang nỗ lực và tích cực hoạt động và khẳng định vai trò của nữ giới trên thương trường.


(NGUỒN ẢNH)

Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), lãi suất ở doanh nghiệp do nữ làm chủ là 64% và cao hơn mức 63% ở doanh nghiệp do nam làm chủ. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp này đều là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ là chính. Trong quá trình hoạt động, kinh doanh, các nữ doanh nhân phải đối mặt với những khó khăn như việc tiếp cận các nguồn lực, thông tin, kiến thức, kỹ năng và mạng lưới kinh doanh. Bên cạnh đó, với đặc điểm của một đất nước với văn hóa Á Đông và những định kiến về chuẩn mực, niềm tin xã hội và văn hóa về phân biệt đối xử đã đặt ra những thách thức cho người phụ nữ phải nỗ lực hết mình để dung hòa được vai trò trong gia đình và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự khác biệt khá lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn cũng là một thách thức cho các doanh nhân nữ thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.


Trong thời gian vừa qua, chính phủ Việt Nam đã luôn đặc biệt quan tâm đến doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ với những chính sách và biện pháp thiết thực để xây dựng hình mẫu nữ doanh nhân thời đại mới, hỗ trợ doanh nhân nữ chuyển đổi số, đổi mới mô hình và cách thức kinh doanh nhằm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt với chương trình đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” đã có những giải pháp, các biện pháp hỗ trợ thiết thực để giúp cộng đồng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển bền vững và vươn ra khu vực và quốc tế. Đặc biệt Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, với Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định về hỗ trợ đối với doanh nghiệp do nữ làm chủ về tư vấn, đào tạo để có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động và vị thế trên thương trường.


Trong thời gian vừa qua, đặc biệt trước những khó khăn do đại dịch gây ra, các nữ doanh nhân với sự nhạy bén, linh hoạt, bản lĩnh và đoàn kết để có thể lãnh đạo doanh nghiệp cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn. Đây cũng là giai đoạn để thử thách và tập trung vào việc khơi dậy tiềm lực của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nhằm khẳng định vai trò cốt yếu của phụ nữ đóng trong sự thành công và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, với quyết tâm đạt 30% doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ vào năm 2030.

Trở về

You May Also Like

Ý nghĩa của tự do

Ý nghĩa của tự do

Cuộc đua trên thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) tại Việt Nam

Cuộc đua trên thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) tại Việt Nam

Góc nhìn Alan về Kinh tế - Cuốn sách dành cho không chỉ người làm kinh doanh

Góc nhìn Alan về Kinh tế - Cuốn sách dành cho không chỉ người làm kinh doanh

[Việt Nam điểm đến đầu tư]  Điểm sáng trong bức tranh kinh tế ảm đạm giữa đại dịch Covid-19 (Phần 1)

[Việt Nam điểm đến đầu tư] Điểm sáng trong bức tranh kinh tế ảm đạm giữa đại dịch Covid-19 (Phần 1)

[Việt Nam điểm đến đầu tư]  Điểm sáng trong bức tranh kinh tế ảm đạm giữa đại dịch Covid-19 (Phần 2)

[Việt Nam điểm đến đầu tư] Điểm sáng trong bức tranh kinh tế ảm đạm giữa đại dịch Covid-19 (Phần 2)