Hương vị của hoài niệm


Từ nhỏ tôi đã có một thói quen, trong đêm tối tĩnh lặng của mùa hè ngước nhìn bầu trời đầy sao, tìm kiếm dải ngân hà rực rỡ. Sau khi đến Đài Bắc, dù là thời tiết đẹp thế nào, cũng không thể nhìn thấy dải ngân hà kỳ bí ấy nữa. Bởi vậy, có lúc cảm thấy vô cùng trống trải, như để mất đi điều gì vậy. Có lẽ cố nhân nói đúng, “nguyệt thị cố hương minh, thủy thị cố hương điềm”, xa quê rồi mới biết, điều gì ở quê nhà cũng tốt hơn nơi khác, cảnh vật quê nhà là đẹp nhất, món ăn quê nhà là ngon nhất. Mà, có một món ăn quê nhà khiến tôi nhớ nhung: nước mắm sả.

Sả là một loại thực vật ở xứ nhiệt đới, mỗi năm khi mùa mưa đến, những trận mưa rào tắm tưới cho vạn vận, dưới ánh nắng của mùa hè, cây cối càng sum suê. Loại thực vật này, dù bề ngoài trông không đẹp mắt nhưng lại giống như những chú vệ binh nhỏ, bảo vệ cho người dân trong thôn không bị muỗi đốt. Không chỉ vậy, sả còn như một người bạn tố, cùng tôi đi qua những năm tháng vất vả.

Khi còn nhỏ, mỗi khi không có thức ăn để ăn cùng cơm, bà nội thường cắt nhỏ sả, thêm một chút nước mắt, dùng nồi sành để om. Lúc đó, nhà tôi còn chưa có đồ điện, cũng không có bếp ga. Bà nội chỉ có thể dùng củi khô để nhóm bếp nấu cơm, tôi ngồi yên tĩnh ở bên cạnh, củi cháy thành những tiếng lép bép, nghe tất vui tai. Ánh lửa trong bếp đất hòa với nụ cười hiền hòa của bà nội. Đợi đến khi mùi thơm nồng của nước mắm và sả quện lại, bà nội sẽ thêm một chút đường và lạc rang, nấu thêm vài phút là sẽ có một món ăn hiếm gặp rồi.


Trong ký ức của tôi, phia Tây Nam bộ của Việt Nam khi đến mùa hè sẽ có những trận mưa chớp giật, tôi thường cầm lấy một chén cơm cháy, thêm nước mắm sả cùng một miếng xoài thơm ngọt, ngồi dưới mái hiên, vừa thưởng thức bữa trưa, vừa ngắm nhìn những hạt mưa thủy tinh đang rơi.


Mùi thơm của nước mắm sả dùng cùng cơm cháy, vừa thơm vừa giòn. Với tôi mà nói, nước mắm sả là mỹ vị quý hiếm nhất trên thế gian này. Rồi, lúc nhỏ thường không hiểu khi nhìn tôi ăn cơm, ánh mắt của bà nội rất ảo não, như thể tôi không nên ăn món ăn đó. Đến lúc lớn hơn, mới hiểu lúc nó bà nội vừa thương tôi, vừa bất lực. Bà thấy món ăn đó vốn không có chất dinh dưỡng gì, là thức ăn của người nghèo. Bà thương tôi là từ nhỏ đã chịu khổ cùng mọi người, nhưng lúc đó điều kiện kinh tế gia đình không tốt, bà cũng chỉ có thể như vậy.

Lớn lên, được nếm thử nhiều món ăn ở khắp nơi, nhưng hương vị của nước mắm sả vẫn là điều không thể thay thế được. Bởi vì món ăn ấy là hồi ước đưa tôi về tuổi thơ. Dù là món ăn để vượt qua những ngày đói nghèo thì trong tim tôi, nó đẹp như dải ngân hàng trên bầu trời quê hương, ấm áp như ánh lửa trong bếp đất.


Dù là tôi vẫn luôn nhớ về những ký ức nơi quê nhà, nhưng 5 năm sinh sống ở Đài Loan tôi cũng đã dần có tình cảm với nơi này, vô hình chung, Đài Loan đã trở thành quê hương thứ hai của tôi. Ở đây có những người nhà thân thương, có thầy cô giáo mà tôi kính trọng, có bạn bè ở bên cạnh, và cả những người lạ tôi vô tình lướt qua. Họ không bởi tôi là tân di dân mà kỳ thị mà còn giúp đỡ tôi có thể hòa nhập với cuộc sống nơi này, giúp tôi cảm giác nơi đây là nhà. Mỗi khi nhớ hương vị mắm sả, tôi sẽ đến chợ mua một bó sả mang về, dùng tương của Đài Loan om sả, dù là hương vị khác với hương vị của ký ức nhưng tương hương vị tương om sả giống như hai mái nhà hòa hợp làm một, dù thế nào cũng không thể tách rời.

Hai năm nay, vì Covid-19, tình hình dịch lúc căng thẳng, lúc giảm nhiệt, sức khỏe của bà nội yếu hơn trước nhưng tôi vẫn không thể về quê thăm bà. Mỗi lần gọi điện hỏi thăm, bà vẫn nói quanh nhà trồng rất nhiều sả, đợi tôi về sẽ nấu mắm sả cho tôi ăn. Mà, sả ngày càng sum suê, trên bầu trời vẫn có máy bay bay hàng ngày, khi nào cháu có thể về nhà?
Ngày hôm ấy, tôi mãi mãi không thể quên được ngày hôm ấy, ngày bà nội buông tay từ giã cõi đời, không đợi được tôi về gặp bà, chỉ có thể gọi điện, thông qua chiếc màn hình điện thoại bé nhỏ để đưa bà đi nốt chặng đường cuối cùng. Chiều hôm ấy, bà về với đất. Trước mắt tôi hiện ra là một khoảng những cây sả với lá màu ngọc bích sum suê, lay động trong gió như vẫy tay từ biệt bà. Giọt lệ trong mắt tôi như ẩn giấu hình ảnh bà nội, ngồi bên bếp lửa, nấu món ăn mà tôi yêu thích nhất.

Trở về

You May Also Like

Một sàn người nhà

Một sàn người nhà

Ý nghĩa của tự do

Ý nghĩa của tự do

Doanh nghiệp F&B ứng phó với đại dịch COVID-19 như thế nào?

Doanh nghiệp F&B ứng phó với đại dịch COVID-19 như thế nào?

Vì sao người tôi thích, đều đã có người yêu?

Vì sao người tôi thích, đều đã có người yêu?

Tam hợp viện, Tứ hợp viện:  Nét văn hóa kiến trúc truyền thống của người Đài Loan

Tam hợp viện, Tứ hợp viện: Nét văn hóa kiến trúc truyền thống của người Đài Loan