Vải thiều Bắc Giang - Ví dụ tiêu biểu cho việc tiêu thụ nông sản Việt trong đại dịch Covid-19


Bắc Giang là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km.

  • Diện tích: 3.825,75 km², chiếm 1,2% diện tích Việt Nam. 

  • Dân số: Khoảng 1,841 triệu người (số liệu năm 2020)

  • Bắc Giang đã quy hoạch và triển khai 6 khu công nghiệp diện tích 1462 ha, 38 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 1208ha, ngoài ra chính phủ đã cho phép thành lập thêm 3 KCN ở Yên Dũng, Lục Nam, Lạng Giang và mở rộng 3 KCN Quang Châu,Hòa Phú,Việt Hàn với tổng diện tích hơn 1.100 ha.

  • Xuất khẩu:  giá trị xuất khẩu  năm 2020 đạt 11,12 tỷ USD

  • Đầu tư : Vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2015-2020 đạt trên 230 nghìn tỷ đồng.

Vải thiều là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao. Trong quả vải thiều có chứa chất flavonoid và chất chống oxy hoá, cung cấp một nguồn chất xơ tuyệt vời và Vitamin B là chất tăng cường sự trao đổi chất.

Quả vải Lục Ngạn, Bắc Giang không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Australia và nhiều quốc gia khác.

Hình ảnh thương hiệu Vải thiều Bắc Giang

Tại Việt Nam, vải thiều được được trồng nhiều nhất tại Lục Ngạn, Bắc Giang. Vải thiều Lục Ngạn khi chín có màu đỏ tươi, hạt nhỏ, cùi dày, ngọt sắc và giàu chất dinh dưỡng. Quả vải nơi đây to hơn và có hương vị đặc trưng khác hẳn vải thiều ở những vùng đất khác. Tính đặc thù của địa hình lòng máng trũng tạo ra khí hậu đặc trưng, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô lạnh kéo dài. Điều kiện hình thành đất với các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng của đất ở vùng chỉ dẫn địa lý trồng vải Lục Ngạn là một trong những yếu tố tạo nên chất lượng thơm ngon của quả vải thiều.

Năm 2015, với doanh thu từ vải thiều đạt 4.600 tỷ đồng, tỉnh Bắc Giang định hướng chú trọng cây vải và một số loại cây ăn quả đặc sản khác. Đối với sản phẩm chủ lực là vải thiều, tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến cáo nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến, hướng tới sản phẩm sạch, an toàn nhằm giữ vững thương hiệu vải thiều Lục Ngạn, đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Năm 2020, diện tích vải toàn tỉnh Bắc Giang khoảng trên 28.100 ha, sản lượng ước đạt 160.000 tấn (tăng so với năm 2019 khoảng 10.000 tấn); trong đó, vải sớm khoảng 6.000 ha, sản lượng ước 45.000 tấn; vải thiều chính vụ diện tích trên 22.100 ha, sản lượng ước đạt 115.000 tấn.

Đến năm 2021, toàn tỉnh Bắc Giang trồng 28.100ha vải thiều, sản lượng ước 180.000 tấn, tăng 15.000 tấn so với năm trước.

Tình hình tiêu thụ vải trước Covid-19 và khó khăn khi dịch bùng phát

Trước khi dịch bùng phát vào cuối năm 2019, ngoài thị trường xuất khẩu truyền thống là Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Đài Loan... những năm gần đây quả vải thiều Việt Nam mở cửa được nhiều thị trường khó tính khác như: Mỹ, EU, Úc và Nhật Bản. Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu được khoảng hơn 100.000 tấn vải thiều tươi.

Năm 2020, tổng sản lượng vải đạt gần 160.000 tấn nhưng do dịch Covid-19 bùng phát mạnh đầu năm 2020, đối mặt với việc đóng cửa biên giới, hạn chế nhập cảnh, giãn cách xã hội và tắc biên xuất khẩu dẫn đến khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm vải thiều.

Vào năm nay 2021, vải thiều được mùa hơn so với năm trước, sản lượng ước 180.000 tấn. Sản lượng lớn trong khi dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn biến phức tạp gây ra những khó khăn lớn cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Đứng trước những khó khăn do dịch bệnh bùng phát, các Bộ, Ban, Ngành đã có những phương án khắc phục kịp thời để có thể hỗ trợ người nông dân tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều đến những thị trường mới.

Các phương án khắc phục 

Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, tỉnh Bắc Giang được các Bộ, Ngành thông qua nhiều phương án, kịch bản tiêu thụ cho nông sản chủ lực này. Cụ thể, đã xây dựng vùng vải thiều an toàn không Covid-19. Ở đó, những đối tượng F1 đều được cách ly tập trung, tại vùng vải không có khu cách ly. Tỉnh lập các chốt kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện ra vào địa bàn để sớm khoanh vùng, ngăn chặn dịch bệnh; xét nghiệm Covid-19 nhanh đối với lái xe, lao động, thương nhân đến thu mua vải thiều.

Đồng thời, tỉnh đã thành lập 2 tổ công tác tại cửa khẩu của hai tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai để hỗ trợ thông quan xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc; kết nối với các tập đoàn phân phối, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại như Aeon, Central Retail, MM Mega MarKet, Lotte, Big C, Saigon Co.op, VinMart và VinMart+, Fivimart và Citimart,... nhằm đưa quả vải lên kênh phân phối này.

Kêu gọi giải cứu nông sản Việt thời 4.0: Vải thiều Lục Ngạn lên MoMo, giá chỉ 19.600 đồng/kg, sau 8 tiếng ‘giải cứu’ được 8 tấn, có khách mua tới 90kg.

Cùng đồng hành với nông sản Việt, những nghệ sĩ nổi tiếng cũng nhiệt tình trong việc hỗ trợ tiêu thụ vải thiều bằng cách tham gia livestream giới thiệu sản phẩm và bán hàng. Sáng 8/6/2021, nhằm hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh Covid-19, Trung Ương Đoàn phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung Ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung Ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức khởi động triển khai chương trình “Kết nối nông sản - San sẻ yêu thương - Chung tay vượt qua đại dịch”. Với sự góp mặt của Nghệ sĩ ưu tú Xuân Bắc cùng tham gia bán hàng trực tuyến, chỉ trong vòng 30 phút nghệ sĩ Xuân Bắc đã chốt được 1000 đơn hàng, tương đương gần 500 tấn, trị giá hơn 1.5 tỷ đồng.

Các thành tựu đạt được

Từ năm 2014, Việt Nam đã xúc tiến mở cửa thị trường Nhật cho quả vải thiều. Sau 5 năm đàm phán giữa Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) và Bộ Nông - Lâm- Ngư nghiệp Nhật Bản, ngày 15/12/2019, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản thông báo chính thức mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam được xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản kèm theo quy định về kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vải thiều Việt Nam.

Năm 2020, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với vải thiều của tỉnh Bắc Giang. Từ đó, quả vải tươi của Việt Nam chính thức được chấp thuận nhập khẩu vào Nhật Bản.

Vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được cấp Bằng chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.

Những quả vải thiều Việt Nam đầu tiên xuất hiện trên kệ siêu thị tại Nhật Bản vào ngày 21/6/2020. Vải được đóng vào hộp nhỏ 200 gram, bán với giá khuyến mãi là 489 yen (giá gốc là 537 yen) - tương đương hơn 100.000 đồng/hộp (khoảng 500.000 đồng/kg).

Phía Nhật Bản đã ủy quyền việc giám sát vải xuất khẩu sang thị trường này cho cơ quan kiểm dịch thực vật phía Việt Nam. Do đó, khi nào có hàng hóa xuất khẩu đi Nhật Bản, Cục Bảo vệ thực vật sẽ cử lực lượng kiểm dịch về địa phương để hỗ trợ, phối hợp.

Ngày 3/6/2021, Sở Công thương Bắc Giang cho biết, quả vải thiều - đặc sản của tỉnh đã có mặt trên 6 sàn thương mại điện tử: Sendo, Voso (Viettel Post), Tiki, Shopee, Postmart (VNpost), Cuccu.

Theo thống kê UBND huyện Lục Ngạn, đến ngày 14/6/2021, toàn huyện đã tiêu thụ được tổng số 51.400 tấn vải thiều, trong đó vải sớm là 30.317 tấn, vải chính vụ khoảng 21.083 tấn.

Vải thiều được tiêu thụ tiếp tục chủ yếu tại thị trường phía Nam, hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc. Ngoài ra còn xuất khẩu sang thị trường, Campuchia, Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai, Lạng Sơn.

Lượng tiêu thụ đạt được là 27.699 tấn tại thị trường trong nước, trong đó tại thị trường Miền Nam là 14.379 tấn; hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích là 3.166 tấn, sàn thương mại điện tử là 1.371 tấn, tiêu thụ tại các thị trường khác và vải sấy khô là 8.783 tấn.

Năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu được 49.438 tấn vải, trong đó xuất sang thị trường Trung Quốc, Campuchia, Lào, Malaysia đạt 23.564 tấn; thị trường Nhật Bản, EU, Mỹ: 25,874 tấn.

Sau khi chinh phục thị trường Nhật Bản, Australia, ngày 15/6/2021, vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) chính thức được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường châu Âu (EU). Đây là lô vải thiều Lục Ngạn đầu tiên chính thức được xuất đi 27 quốc gia tại thị trường EU hưởng những ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

Việc vải thiều Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang được xuất khẩu chính thức sang thị trường “khó tính” như châu Âu đã khẳng định chất lượng vượt trội của quả vải thiều, được các thị trường này công nhận về chất lượng, an toàn thực phẩm cũng như an toàn dịch bệnh. Đây cũng thể hiện sự triển khai quyết liệt của tỉnh Bắc Giang trong phát triển thương hiệu vải.

Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong đại dịch, nhưng ngay cả từ lúc bắt đầu dịch từ đầu năm 2020 đến nay thì vải thiều Bắc Giang vẫn có có lượng tiêu thụ cao và xuất khẩu ra thế giới. Điều này thể hiện rõ được chất lượng nông sản Việt Nam nói chung và vải thiều nói riêng với chất lượng quả vải được đánh giá cao, ít sâu bệnh và mẫu mã đẹp.

Ngoài ra, chủ trương sản xuất vải thiều sạch, an toàn được các địa phương xác định là một trong những nhiệm vụ cốt yếu, hướng đi sống còn cả trước mắt và lâu dài.

Ngoài những phương án bán hàng truyền thống, vải thiều Bắc Giang đã đi đúng hướng trong việc lên sàn thương mại điện tử, kết hợp bán hàng trực tuyến và kết hợp với các doanh nghiệp, nghệ sĩ nổi tiếng để tăng doanh thu cho vải thiều.

Đồng thời, sự phối hợp của các địa phương, ban ngành cùng những hướng đi đúng đắn đã giúp cho vải thiều Bắc Giang thành công, trở thành hình mẫu lan truyền cảm hứng, phương thức tiếp cận thị trường cho các nông sản khác của Việt Nam.

Trở về

You May Also Like

Trải nghiệm về chuyến bay nhân đạo từ Đài Loan về Việt Nam

Trải nghiệm về chuyến bay nhân đạo từ Đài Loan về Việt Nam

[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 2)

[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 2)

Nét độc đáo của chợ nổi Cái Răng

Nét độc đáo của chợ nổi Cái Răng

[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 2)

[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 2)

Cafe Việt - Dư vị của cuộc sống và xúc cảm

Cafe Việt - Dư vị của cuộc sống và xúc cảm

Putaleng - Dấu chân của kẻ lữ hành

Putaleng - Dấu chân của kẻ lữ hành

Giữa  bão dịch Covid-19, Tháng 4 - thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến tốt nhất thế giới

Giữa bão dịch Covid-19, Tháng 4 - thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến tốt nhất thế giới

[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 1)

[Lịch sử] - Người Việt Nam vĩ đại (Phần 1)

Biti’s và các thương hiệu Việt - Vẽ nên câu chuyện về Những ngày không quên

Biti’s và các thương hiệu Việt - Vẽ nên câu chuyện về Những ngày không quên

Cải lương

Cải lương

【Nhật ký cách ly】Cuộc sống "sâu gạo" ở khu cách ly (Phần 3)

【Nhật ký cách ly】Cuộc sống "sâu gạo" ở khu cách ly (Phần 3)

[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 1)

[Kiến trúc] - Dấu ấn của người Pháp tại Việt Nam (Phần 1)

【Nhật ký cách ly】Thái độ quyết định cuộc sống (Phần 2)

【Nhật ký cách ly】Thái độ quyết định cuộc sống (Phần 2)

【Nhật ký cách ly】Đường trở về (Phần 1)

【Nhật ký cách ly】Đường trở về (Phần 1)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 3)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 3)

Về Quảng Nam – Vùng đất non nước hữu tình

Về Quảng Nam – Vùng đất non nước hữu tình

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 2)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 2)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 1)

[Kinh tế châu Á] - Bóng đen đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế các nước châu Á (Phần 1)

Đường Đua F1 tại Hà Nội sẽ “ độc đáo” nhất thế giới

Đường Đua F1 tại Hà Nội sẽ “ độc đáo” nhất thế giới

Biến bãi rác thành điểm đến nghệ thuật

Biến bãi rác thành điểm đến nghệ thuật

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA và tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA và tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Điều gì khiến hashtag "Apologize to Vietnam" dậy sóng?

Điều gì khiến hashtag "Apologize to Vietnam" dậy sóng?

Đám cưới Việt xưa và nay

Đám cưới Việt xưa và nay

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Cách xưng hô trong tiếng Việt - Điều cần biết trong giao tiếp

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

Kết hôn - yêu thương hay ràng buộc?

Đêm Hà Nội

Đêm Hà Nội

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3:  Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 3: Chúng ta còn có nhiều điểm phải học tập người Việt Nam

Hà Nội - 12 mùa hoa

Hà Nội - 12 mùa hoa

Phạm Thị Thái Hà: Nữ vương giàn giáo kiên cường và hiền lành

Phạm Thị Thái Hà: Nữ vương giàn giáo kiên cường và hiền lành

Phú Yên - mảnh đất bước ra từ cổ tích

Phú Yên - mảnh đất bước ra từ cổ tích

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

Tổ chim xanh - Trạm trung chuyển của những cánh chim mộng mơ

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 2: Lập nghiệp ở Việt Nam, không nên dùng tư tưởng kiểu Đài Loan!

Về nhà đi con - Bộ phim quốc dân Việt Nam

Về nhà đi con - Bộ phim quốc dân Việt Nam

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội  -  Kì 1: Đến là đúng rồi!

【Hello Vietnam phỏng vấn】Người Đài Loan ở Hà Nội - Kì 1: Đến là đúng rồi!

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Xách ba lô lên và đi - Đà Lạt

Mỹ vị miền Trung - Thiên đường ẩm thực Việt

Mỹ vị miền Trung - Thiên đường ẩm thực Việt

Có thể ăn thịt chó hay không?

Có thể ăn thịt chó hay không?

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Start-up Việt Nam - cuộc đua tìm “kì lân”

Người Hà Nội

Người Hà Nội

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đôi nét về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

U23 Việt Nam - Liều thuốc tinh thần cho những chông chênh

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Thêu tay Tú Thị - Khởi nghiệp bởi tình yêu

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo

Cơn lốc trà sữa ở Việt Nam: Chờ đợi một sự bùng nổ tiếp theo

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội

Văn hóa cà phê phố cổ của người Hà Nội

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Đào Hồng Cẩm: Để mỗi người di công đều có một đám cưới hạnh phúc

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới

Mây tre đan Phú Nghĩa, nét đẹp truyền thống vươn xa thế giới